Home Thông tin du lịch Tin tức du lịch Top 10 bảo tàng đặc sắc tại thành phố Hồ Chí Minh

Top 10 bảo tàng đặc sắc tại thành phố Hồ Chí Minh

135


Loading…

Top 10 bảo tàng đặc sắc tại thành phố Hồ Chí Minh

Thành Phố Hồ Chí Minh không chỉ là thành phố hiện đại, phát triển nhất Việt Nam mà nơi đây còn là một điểm đến thu hút khách du lịch trong nước cũng như thế giới. Ngoài những điểm đến nổi bật như Dinh độc lập, Bến Nhà Rồng, nhà thờ Đức Bà, Khu phố Tây, khu Người Hoa,… thì Tp. Hồ Chí Minh còn mang đến cho bạn những trải nghiệm đầy thú vị khác. Ở nơi đây có 10 bảo tàng đặc sắc, mỗi bảo tàng mang một vẻ khác biệt nhau. Mặc dù không có số lượng bảo tàng lớn như ở Hà Nội, nhưng 10 bảo tàng ở Tp. Hồ Chí Minh luôn được đánh giá cao. Các bạn hãy cùng Smile Travel tìm hiểu các bảo tàng này nhé!

TP Hồ Chí Minh khi lên đèn

1. Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử – Thành phố Hồ Chí Minh trước đây là Bảo tàng Blanchard de la Brosse (tên của viên thống đốc Nam Kỳ) thành lập năm 1929 và là bảo tàng đầu tiên ở phía Nam Việt Nam. Cho đến ngày 23/8/1979, bảo tàng chính thức đổi tên là Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 235QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng lịch sử có chức năng bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Qua các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, giám định, kiểm kê, bảo quản, bảo vệ, phục chế, phục hồi, trưng bày, thuyết minh, tuyên truyền, xuất bản ấn phẩm, maketing…Giới thiệu các tư liệu, hiện vật có liên quan đến lịch sử Việt Nam, các tỉnh phía Nam Việt Nam, các nước trong khu vực nhằm góp phần giáo dục truyền thống. Cho thế hệ trẻ Việt Nam, đáp ứng, thoả mãn nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu cũng như thưởng ngoạn của khách tham quan trong và ngoài nước về lịch sử và các sưu tập cổ vật.

  • Mở cửa từ thứ 3 đến chủ nhật và tất cả các ngày lễ, Tết, Sáng: Từ 8h00 – 11h30, Chiều: Từ 13h30 – 17h00
  • Giá vé: 20.000/ người/ lượt
  • Địa chỉ: 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, t.p Hồ Chí Minh.

Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh

2. Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng không phải là một địa điểm hấp dẫn với giới trẻ nhưng thực sự là nhiều bảo tàng lại chính là một địa điểm quý báu để bạn vừa tích cóp được thêm kiến thức lại vừa góp nhặt được hàng tá bức ảnh không thể nghệ thuật hơn. Với diện tích 1.700 m², bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh là một tòa nhà rộng lớn trưng bày, và lưu trữ cổ vật, hiện vật, bằng chứng lịch sử, văn hóa,… của thành phố cũng như của Việt Nam. Bảo tàng Hồ Chí Minh được thiết kế như một dinh thự lớn mang phong cách kiến trúc tân cổ điển của Pháp với những họa tiết điêu khắc. Cùng chi tiết mái vòm khung cửa vừa hiện đại, vừa cổ kính trong một khuôn viên vườn hoa rộng rãi, thoáng đãng. Nơi đây có 10 phòng, mỗi phòng trưng bày những hiện vật khác nhau, ví dụ: phòng “Thiên nhiên – khảo cổ”, “Địa lý – hành chính Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh”, “Thương cảng, Thương mại – dịch vụ”,…Khi tới thăm bảo tàng, ngoài tìm hiểu về văn hóa, lịch sử thì bạn còn lưu giữ được những bức hình tuyệt đẹp ngay tại bên ngoài bảo tàng nữa đấy.
  Với những nét kiến trúc đặc sắc như vậy, nơi đây đang trở thành địa điểm sống ảo ở Sài Gòn ngày càng thu hút các bạn trẻ.

  • Thời gian mở cửa: 7h30 – 17h00 từ thứ Hai đến Chủ nhật(Cả ngày Lễ và Tết)
  • Giá vé: 30.000/ lượt
  • Địa chỉ: 65 Lý Tự Trọng, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng TP Hồ Chí Minh rộng lớn

3. Bảo tàng chứng tích chiến tranh

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là điểm tham quan không thể thiếu khi du lịch Tp. Hồ Chí Minh. Nơi đây hiện đang trưng bày rất nhiều tư liệu, hiện vật cũng như hình ảnh chân thực và sống động về thời kỳ chiến tranh chống xâm lược và hậu quả mà nó để lại đối với đất nước và người dân Việt Nam. Ngày 4/9/1975 Nhà Trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy được mở cửa phục vụ công chúng. Sau đó, Nhà Trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy được đổi tên thành Nhà Trưng bày Tội ác chiến tranh xâm lược (ngày 10/11/1990) trước khi trở thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (ngày 4/7/1995). Những hình ảnh, hiện vật được lưu giữ trương bảo tàng chủ yếu từ thời kỳ Pháp Nhật xâm lược đến sau ngày đất nước được giải phóng hoàn toàn. Có thể nói, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là bảo tàng lịch sử để lại nhiều cảm xúc nhất cho khách tham quan, bởi những gì được trưng bày trong bảo tàng phản ánh quá chân thật hình ảnh của đất nước trong thời kỳ còn là thuộc địa. Tại bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 bức ảnh, hiện vật và phim ảnh, trong đó, những hiện vật như “chuồng cọp”, máy chém sát hại Việt Minh thể hiện sự tàn khốc của chiến tranh vẫn còn được lưu giữ và để lại ấn tượng nhất định cho người xem. 

  • Giá vé: 40.000/ người/ lượt
  • Miễn phí tham quan đối với các trường hợp sau: Trẻ em dưới 6 tuổi, Người khuyết tật đặc biệt nặng, hộ nghèo
  • Địa chỉ: 28 đường Võ Văn Tần, quận 3, T.p Hồ Chí Minh.
  • Tất cả các ngày trong tuần (kể cả các ngày Lễ, Tết): Từ 7h30 đến 18h00

Bảo tàng Chứng Tích Chiến Tranh

4. Bảo Tàng Hồ Chí Minh – Bến Nhà Rồng

Sau khi chiếm được Nam Kỳ, các thống đốc quân sự Pháp đã quyết định cho xây dựng khu thương cảng Sài Gòn để làm đầu mối thông thương với quốc tế vào năm 1863 và hoàn thành sau 1 năm. Kiến trúc tòa nhà theo phong cách kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh, châu đầu vào mặt trăng theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt” – một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam. Từ năm 1975 đến nay, trụ sở của thương cảng Nhà Rồng được chính quyền Việt Nam xây dựng lại trở thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh, đến năm 1995, khu di tích này tiếp tục được tu sửa và đổi thành Bảo tàng Hồ Chí Minh. Hiện nay Bảo tàng có 9 phòng với 1482,62 m² diện tích trưng bày. 2 kho bảo quản 11.000 tư liệu, hiện vật và 3300 đầu sách chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh được trưng bày theo các chủ đề và chuyên đề gắn với sự nghiệp của Bác.

  • Khách Việt Nam: Miễn phí, Khách nước ngoài: 25.000VNĐ/người
  • Giờ mở cửa Bến Nhà Rồng: sáng từ 7h30 đến 11h30, buổi chiều từ 13h30 đến 17h00. Mở cửa vào các ngày từ thứ ba đến chủ nhật hàng tuần.
  • Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh

Tượng đài người thanh niên Nguyễn Tất Thành

5. Bảo tàng Tôn Đức Thắng

Để tưởng niệm những công lao và đóng góp của vị Chủ tịch nước thức 2 của Việt Nam – Tôn Đức Thắng, vào ngày kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (20/8/1888 – 20/8/1988). Bảo tàng ra đời nhằm đáp ứng nguyện vọng và yêu cầu tìm hiểu, nghiên cứu học tập về Bác Tôn của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân miền Nam nói riêng và đặc biệt là nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, Bác Tôn – Người con ưu tú của nhân dân Nam Bộ, người công nhân ưu tú của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Sài Gòn – Chợ Lớn. Là tấm gương, là niềm tự hào của nhân dân Nam Bộ thành đồng. Bảo tàng Tôn Đức Thắng được thành lập với tên gọi là “Nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng”. Đến năm 1980 thì đổi thành tên gọi Bảo tàng Tôn Đức Thắng như hiện nay. Tại đây lưu giữ và trưng bày khoảng 1.000 hiện vật, tài liệu, hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn. Bảo tàng Tôn Đức Thắng chính là một điểm đến thích hợp cho những ai yêu thích tìm hiểu về lịch sử dân tộc, nhất là cuộc đời và sự nghiệp của người Chủ tịch với cuộc sống giản dị, khiêm tốn này. 

  • Mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần, Sáng từ 7h30 – 11h30, Chiều từ 13h30 – 17h00
  • Địa chỉ: 5 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng Tôn Đức Thắng

6. Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ

Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ được thành lập vào ngày 29/04/1985. Nơi đâylà một trong những bảo tàng lưu giữ lại những bức ảnh, hiện vật thể hiện cuộc sống của người phụ nữ Nam Bộ trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Đây chính là một điểm đến được khách du lịch nữ và du khách nước ngoài yêu thích khi đi du lịch thành phố Hồ Chí Minh.
Bảo tàng hiện quản lý 31.360 hiện vật. Trong đó có 30.431 hiện vật trong kho và 929 hiện vật đang trưng bày; 16.739 hiện vật thể khối và 14.621 phim, ảnh, tài liệu khoa học phụ các loại; gần 2/3 là hiện vật loại hình chiến tranh cách mạng với hơn 1/3 là hiện vật văn hóa bao gồm nhiều chất liệu. Các hiện vật được chia thành 24 sưu tập theo chủ đề hoặc theo chất liệu, trong đó có 6 sưu tập hiện vật quý hiếm. Ngoài ra, thư viện của bảo tàng có trên 11.000 đầu sách chuyên đề về phụ nữ. 

  • Giá vé: 30.000/ người lớn
  • Địa chỉ: 200 – 202 Võ Thị Sáu, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ

7. Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh

Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh là nơi lưu giữ những hiện vật, tư liệu, hình ảnh và tái hiện lại hình ảnh của chiến dịch cuối cùng của cuộc chiến tranh chống thực dân, của nhân dân miền Nam cũng như cả nước. Hiện tại, bảo tàng lưu giữ 467 hiện vật gốc, 108 ảnh tư liệu, 36 tài liệu khoa học phụ, 34 tranh tượng minh hoạ cùng 100 hiện vật gốc khác được bảo quản trong kho. Vào thăm bảo tàng này bạn sẽ được sống trong bầu không khí của những ngày kháng chiến cuối cùng để dành lại độc lập tự do của dân tộc. Chiếc sa bàn điện tử nằm ngay trung tâm bảo tàng, mô phỏng lại những ngày cuối của chiến dịch bằng hệ thống đèn led và giọng thuyết minh chi tiết qua hệ thống âm thanh. Hay những kỷ vật, bức ảnh lưu lại những cuộc họp, hình ảnh tiến vào Dinh Độc Lập của các chiến sỹ,… đều sẽ mang lại cho bạn những dấu ấn khó quên. Toàn bộ những gì có trong bảo tàng đã phần nào mang đến cho khách tham quan cái nhìn đầy đủ nhất về chiến dịch lớn nhất năm 1975.

Địa chỉ: Số 2, Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh

Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh

8. Bảo tàng Y học cổ truyền

Bảo tàng Y học cổ truyền là một trong số bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Việt Nam, với kiểu kiến trúc theo phong cách của Bắc Bộ nhưng lại nằm ngay trung tâm thành phố Hồ Chí Minh giúp để lại ấn tượng mới lạ cho du khách trong và ngoài nước. Bảo tàng được đưa vào sử dụng năm 2007, với 18 phòng trưng bày trên diện tích khá khiêm tốn là 600 m².

Phòng 1: Niên biểu lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam nêu lên các sự kiện đáng kể trong quá trình hình thành và phát triển của YHCT.

Phòng 2: Bàn thờ Y tổ thờ hai danh y lỗi lạc của VN: Thiền sư Tuệ Tĩnh (TK 14) và Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác (TK 18).

Phòng 3: Dụng cụ YHCT thời tiền sử, trưng bày một số hiện vật đồ đá và đồ đồng liên quan đến y học cổ truyền có niên đại từ thời tiền sử.

Phòng 4: Danh y Việt nam, trưng bày 15 bức tranh sơn son thếp vàng của các danh y và tác giả y học cổ truyền Việt Nam từ TK XIII – TK XIX.

Phòng 5: Tháp chàm, Kiến trúc của bảo tàng thể hiện những nét đặc trưng của kiến trúc truyền thống các vùng và dân tộc của VN: có nhiều nét nhà miền bắc (Bắc Bộ) – lưu vực sông Hồng, có nét của Huế và có một nét của dân tộc Chàm. Mặt khác của tháp này mô phỏng cổng vào Y miếu Thăng Long được xây dựng năm 1780 tại Thăng Long – Hà Nội.

Phòng 6: Di tích YHCT VN, Giới thiệu vài nét khái quát về y học Phương Đông với lịch sử của Trung Y, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Phòng 7: “Cây YHCT Việt Nam” (100 danh y và tác giả YHCT Việt nam). Đây là bức tranh chạm gỗ mang tên Việt Nam Bách Gia Y – Một cây đại thụ trên đó được gắn tên tuổi của 100 danh y – tác giả y học cổ truyền VN.

Phòng 8: “Việt Nam bản thảo” (dược liệu Việt Nam), Phòng trưng bày hơn 300 mẫu những cây thuốc và động vật, khoáng vật làm thuốc YHCT. Tập tranh “Việt Nam bản thảo” gồm gần 2000 cây thuốc. Dụng cụ bào chế thuốc: Dao cầu, thuyền tán, chày cối…

Phòng 9: Dụng cụ bào chế thuốc Đông y: dao cầu, thuyền tán. Thuyền tán là dụng cụ để tán thuốc khô thành bột. Dao cầu là dụng cụ để cắt thuốc thành những phiến mỏng.

Phòng chưa các dụng cụ bào, tán thuốc trong bảo tàng

Phòng 10: Mô hình nhà thuốc bắc thế kỷ XIX, Trong góc của phòng này mô hình một tiệm thuốc bắc. Bộ tủ và quầy bán thuốc là bộ đồ gỗ TK XIX.

Phòng 11: Bộ sưu tầm hũ rượu, Rượu thuốc là một phương pháp bào chế thuốc có từ lâu đời.Từ ngàn xưa lưu truyền phương pháp ngâm rượu để đạt được chất lượng cao nhất là phương pháp ngâm “Hạ thổ”, người Việt ưa dùng các hũ sành sứ để ngâm rượu, chủ yếu là rượu bổ.

Phòng 12: Trong phòng này có những bức tranh khảm trai mô tả những hoạt động liên quan đến Y học cổ truyền: Cảnh hái thuốc, bào chế thuốc, bắt mạch, kê đơn… và bộ sưu tập ấm trà, chén uống thuốc, bình trà, bình vôi.

Phòng 13: Trưng bày các các hiện vật sử dụng rộng rãi trong trong các tiệm bán thuốc cũng như trong đời sống hàng ngày của người Việt: chày cối, cân ta, cân tây từ thời Pháp, cuối thế kỷ XIX.

Phòng 14: Trưng bày các ấm hay siêu sắc thuốc được sưu tầm từ khắp các tỉnh của Việt Nam.

Phòng 15: Bộ sưu tập các nậm rượu, hũ rượu và ấm đựng rượu. Hình dáng và chất liệu của các hiện vật đa dạng, có niên đại khác nhau từ TK I-III đến gốm hiện đại TK XX.

Phòng 16: Mô hình Thái y viện là nơi chăm sóc sức khỏe cho vua chúa và hoàng tộc.

Phòng 17: Phòng chiếu phim (50 khách/lượt), quý khách xem phim tư liệu: “Kinh nghiệm thế kỷ chăm sóc sức khỏe”. có 5 thứ tiếng: Việt, Anh phụ đề tiếng Đức, Nga, Pháp.

Phòng 18: Điểm dừng chân, quý khách thưởng thức trà thảo dược miễn phí tại Cửa hàng. Nơi trưng bày và bán những sản phẩm đông y như các loại thuốc, trà thảo dược, rượu bổ, các sản phẩm hữu cơ (trà, dầu gội, sữa tắm)…

  • Giá vé: 120.000/ người lớn, Trẻ em (dưới 1.2 m): 60,000 VND.
  • Thời gian mở cửa: Hàng ngày từ 8h30 đến 17h00.
  • Địa chỉ: 41 Hoàng Dư Khương, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh

Bảo tàng Y Học Cổ Truyền

9. Bảo tàng Mỹ Thuật thành phố

Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ chí Minh được thành lập theo quyết định số 194/QĐ-UB ngày 05 tháng 9 năm 1987 của Ủy Ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh. Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh ra đời là một nhu cầu thiết yếu đối với một thành phố lớn, một trong những trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị… của cả nước. Hoạt động của Bảo tàng là để đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn nghệ thuật của công chúng thành phố, đồng thời là nơi tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu của giới yêu nghệ thuật. Và giới thiệu với du khách nước ngoài về nền Mỹ thuật của khu vực nói riêng và của Việt Nam nói chung. Đến nay Bảo tàng đã có hơn 21.000 hiện vật được phân chia thành những bộ sưu tập quý giá. Hiện vật của Bảo tàng chia thành 02 mảng chính: mỹ thuật cổ, đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống và mỹ thuật đương đại với những sưu tập quí như Ký họa kháng chiến, tác phẩm các họa sĩ trường Đông Dương, Gia Định, hay của các tác giả Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Diệp Minh Châu, Kim Bạch, Đinh Rú, Quách Phong… phản ánh những nét đặc trưng cơ bản của mỹ thuật khu vực TP. Hồ Chí Minh và khu vực Nam bộ.

  • Mở cửa từ Thứ Hai – Chủ Nhật từ 8h00 – 17h00
  • Giá vé: 30.000/ lượt
  • Địa chỉ: 97A, Phó Đức Chính, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh

Bảo tàng Mỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh

10. Bảo tàng áo dài

Bảo tàng Áo dài là ý tưởng của nhà thiết kế thời trang Sỹ Hoàng. Công trình được xây dựng hơn 10 năm. Nhà trưng bày được thiết kế theo kiểu nhà dài với hệ khung gỗ và mái ngói âm dương. Bên phải (theo lối vào) trưng bày áo dài qua từng thời kỳ. Bên trái trưng bày các bộ áo dài gắn với những người phụ nữ Việt Nam có những đóng góp lớn trong các lĩnh vực chính trị, xã hội ở thế kỷ 20. Khởi đầu của lịch sử áo dài Việt là chiếc áo dài tứ thân, hình thành từ thế kỷ XVII, khoảng năm 1645 ến những chuyển đổi theo dòng lịch sử đầy biến động của Việt Nam và những mẫu áo dài hiện đại bây giờ.

  • Mở cửa tất cả các ngày từ 8h đến 17h
  • Giá vé: Người lớn 100.000 VNĐ, học sinh – sinh viên 30.000 đồng, miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi và người trên 70 tuổi.
  • Địa chỉ: 206/19, 30 Long Thuận, Long Phước, Quận 9, Hồ Chí Minh

Toàn cảnh khu bảo tàng áo dài

Phía trong bảo tàng áo dài

Smile Travel hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn.

Chúc các bạn có một chuyến trải nghiệm chuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh thật vui vẻ và ý nghĩa!

══════════════════════════
☢️ Chúng tôi chuyên Tour du lịch Trong Nước, Tour du lịch Nước Ngoài, cập nhật tour khởi hành hàng tháng, tour khởi hành hàng ngày, tour du thuyền Hạ Long, Dịch vụ bán vé máy bay, vé tàu hỏa, đặt phòng khách sạn, dịch vụ visa du lịch…. Mọi chi tiết xin liên hệ chúng tôi để được phục vụ ‼️
————————————————–

SMILE TRAVEL Co.,LTD
? Văn phòng GD: Số 4 Ngõ 266 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, HN.
? E-mail: info@smiletravel.com.vn ? Tel:  024.66.86.62.87
? Hotline tư vấn 24/7: 0️869 167 868
? Dịch Tour: 0865 283 168 – 0865 238 168
? Dịch Visa:  0988 989 973 – 0865 382 168
? Website: www.smiletravel.com.vn or www.tourduthuyenhalong.vn

– GPKD Lữ Hành Quốc Tế: 01-1051/TCDL-GP LHQT
– MST: 0106885169





Source link