Home Thông tin du lịch Tin tức du lịch Tham quan cột cờ Lũng Cú tại Hà Giang

Tham quan cột cờ Lũng Cú tại Hà Giang

54


Tham quan cột cờ Lũng Cú tại Hà Giang

Giới thiệu về cột cờ Lũng Cú

Là vùng đất địa đầu Tổ quốc cùng với cao nguyên đá Đồng Văn, thắng cảnh ruộng bậc thang Hoàng Su Phì cánh đồng hoa tam giác mạch, Hà Giang từ lâu đã là một vùng đất vô cùng được ưa thích đối với những du khách đam mê du lịch trải nghiệm. Một vài năm gần đây, do sự phát triển về hạ tầng giao thông cũng như các dịch vụ, cơ sở vật chất được đầu tư nên du lịch Hà Giang càng được phổ biến rộng rãi. Một địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến với Hà Giang đó chính là cột cờ Lùng Cú. Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cột cờ nơi Đài vọng cảnh cực Bắc Việt Nam, cách cực Bắc Việt Nam khoảng 3,3km theo đường thẳng. Cột cờ Lũng Cú có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều lần phục dựng, tôn tạo. Cột cờ mới hình bát giác có độ cao trên 30m được khánh thành ngày 25 tháng 9 năm 2010.

cột cờ Lũng Cú Hà Giang

cột cờ Lũng Cú Hà Giang

Thời điểm lý tưởng để đến tham quan cột cờ Lũng Cú

Cột cờ Lũng Cú là địa điểm du lịch nổi tiếng, mùa nào cũng đẹp, mỗi mùa lại có một vẻ đẹp cuốn hút riêng. Bạn có thể du lịch tới đây bất cứ lúc nào, nhưng có một số thời điểm lý tưởng bạn nên cân nhắc để đi. Dưới đây là tổng hợp những mùa đẹp nhất trong năm tại Hà Giang để các bạn có thể chủ động lên lịch trình phù hợp:

  • Tháng 1 – 2 Hà Giang thơ mộng với hoa đào hoa mận nở rộ cùng cải vàng khoe sắc. Giữa tiết trời hơi se lạnh, làn sương mơ màng, hoa đào hoa mận cùng hoa cải vàng đồng loạt nở rộ mang tới khung cảnh đẹp mê hoặc tựa chốn tiên cảnh.
  • Tháng 3 – 4 mùa hoa gạo đỏ rực Hà Giang, điểm tô cho nơi đây nét nồng ấm, rực rỡ giữa tiết trời vẫn còn se lạnh
  • Tháng 4 – 5 là mùa nước đổ ở Hà Giang. Trên khắp các thửa ruộng bậc thang, nước đổ mênh mông nối tiếp tới tận chân núi tạo nên 1 thắng cảnh đặc biệt.
  • Tháng 9 – 10 là lúc Hà Giang vào mùa lúa chín. Đến Hà Giang mùa này du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thảm lúa chín vàng trải dài ngút ngàn
  • Tháng 10-12 là thời điểm lãng mạn nhất trong năm khi hoa Tam Giác Mạch nở rộ, khoe sắc. Đây là thời điểm thích hợp để du lịch Hà Giang và cũng là mùa du lịch cao điểm ở nơi đây.
Hà Giang mùa nước đổ

Hà Giang mùa nước đổ

Giá vé tham quan tại cột cờ Lũng Cú

  • Giá vé là 20.000 vnđ/ người/ lượt.

Phương tiện di chuyển từ Hà Nội – cột cờ Lũng Cú

  • Từ Hà Nội, bạn nên đi xe khách đêm Hà Nội – Hà Giang xuất phát từ bến xe Mỹ Đình lúc 9h tối và tới 5h sáng sẽ đến Hà Giang (Một số nhà xe uy tín là: Hải Vân, Bằng Phấn, Cầu Mè, …). Xe sẽ di chuyển trực tiếp từ Hà Nội đến thành phố Hà Giang.
  • Lưu ý: bạn nên đi xe khách vào chuyến đêm 20h30 – 21 – 22h đêm hôm trước (thường là đêm Thứ 5 hoặc Thứ 6) để ngủ một đêm trên xe, và về vào đêm Chủ Nhật, như thế sẽ tiết kiệm được 1 đêm ở trên xe khách.

Đi từ Hà Giang lên Đồng Văn

  • Thông thường du khách đi du lịch Hà Giang thường lựa chọn đi xe khách lên Hà Giang từ đêm hôm trước, ngủ đêm trên xe, đến khoảng 5h sáng hôm sau thì lên tới Tp Hà Giang.
  • Khi đến Tp Hà Giang các bạn ăn sáng, rồi thuê xe máy đi 1 vòng từ Tp Hà Giang lên Đồng Văn, Mèo Vạc, Cột cờ Lũng Cú, quay về Yên Minh rồi quay trở lại tp Hà Giang vì quãng đường từ Hà Giang lên Đồng Văn bạn sẽ đi qua hầu hết các điểm du lịch đẹp nhất ở Hà Giang.
  • Bạn cũng có thể thuê xe khách đi đoàn đông từ Hà Nội lên thẳng Đồng Văn (nghỉ ăn trưa ở Tp Hà Giang) nhưng như thế sẽ bở lỡ rất nhiều thắng cảnh đẹp của Hà Giang trên đường đi
du-lich-ha-giang-gia-re

Cung đường uốn lượn nổi tiếng tại Hà Giang

Địa điểm lưu trú ở Hà Giang

Nhà nghỉ ở Hà Giang rất phong phú, giá cả từ 150.000 – 500.000 đồng/ngày.

Các khách sạn ở Hà Giang uy tín: Khách sạn Huy Hoàn, Khách sạn Công Đoàn, Khách sạn Khánh Linh, Khách sạn Lâm Tùng…

Tham quan cột cờ Lũng Cú 

Cột cờ Lũng Cú được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt và ban đầu chỉ làm bằng cây sa mộc. Cột được xây dựng lại từ thời Pháp thuộc, năm 1887. Những năm sau đó như 1992, 2000 và đặc biệt năm 2002 cột cờ tiếp tục được trùng tu hoặc xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian. Trong đó năm 2002 cột cờ được dựng với độ cao khoảng 20m, chân và bệ cột có hình lục lăng và dưới chân cột là 6 phù điêu họa tiết bề mặt trống đồng Đông Sơn. Trên đỉnh cột là cán cờ cao 9m cắm quốc kỳ Việt Nam có chiều dài 9m, chiều rộng 6m và tổng diện tích rộng 54m², tượng trưng cho 54 dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt Nam.

Khung cảnh thiên nhiên xung quanh cột cờ Lũng Cú

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang đã có văn bản chỉ đạo Ủy ban Nhân dân huyện Đồng Văn tiến hành tháo dỡ cột cờ Lũng Cú cũ và tiến hành trùng tu, tôn tạo và xây dựng mới. Theo thiết kế cột cờ mới được xây dựng với chiều cao 33,15m (hơn cột cờ cũ 10m) trong đó phần chân cột cao 20,25m, đường kính ngoài thân cột rộng 3,8m. Kiểu dáng bát giác của cột cờ khá gần với kiểu cột cờ Hà Nội. Chân, bệ cột cờ có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh mô phỏng hoa văn mặt của trống đồng Đông Sơn và những họa tiết minh họa các giai đoạn qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước, cũng như con người, tập quán của các dân tộc ở Hà Giang. Thân cột cờ có cầu thang bộ đi lên đỉnh. Trên đỉnh cột là quốc kỳ Việt Nam với cán cờ cao 12,9m và lá cờ, cũng tương tự như những lá cờ sử dụng trước đó, có diện tích 54m2.

Cột cờ Lũng Cú sừng sững trên đỉnh núi Rồng

Đường lên đỉnh núi có cột cờ cũng được xây dựng lại với 839 bậc đá lên theo lối cũ và đồng thời xây một lối đi mới cũng có số lượng bậc là 839 đi xuống. Dưới chân cột là nhà lưu niệm trưng bày các dụng cụ lao động, trang phục, sản phẩm văn hóa của các dân tộc Hà Giang.

Cột cờ mới đã được xây dựng trong 7 tháng, và khánh thành vào ngày 25 tháng 9 năm 2010. Vào thời điểm khánh thành cột cờ, lá cờ trên đỉnh cột được lắp trong cán cờ làm bằng nguyên một thân cây gỗ pơ mu cao gần 13m.

cột cờ Lũng Cú – Hà Giang

Trạm bảo vệ cờ Lũng Cú

Đồn biên phòng Lũng Cú nằm dưới chân núi, cách cột cờ 330 m, có nhiệm vụ chính bảo vệ 25,5 km đường biên giới Lũng Cú giáp Trung Quốc. Hiện nay tại đồn biên phòng Lũng Cú có một trạm chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ lá cờ trên Cột cờ Lũng Cú này và hầu như cứ khoảng 1 tuần hoặc lâu nhất là 10 ngày cờ lại phải được thay mới, do sức gió trên đỉnh Lũng Cú rất mạnh khiến cờ dễ hư hỏng. Theo cán bộ của trạm, lúc nào trong trạm cũng có hàng chục lá cờ lớn cỡ 54m² để dự phòng.

Cờ đỏ sao vàng Việt Nam tung bay trên cột cờ Lũng Cú

Đặc sản không nên bỏ qua tại Hà Giang

Bánh cuốn Đồng Văn

Bánh cuốn Đồng Văn là 1 món điểm tâm sáng hấp dẫn thực khách. Bánh được tráng mỏng, mềm, nhân bánh làm từ thịt và mộc nhĩ. Khác với dưới xuôi, bánh cuốn ở Đồng Văn được ăn kèm với nước canh ninh bởi xương lợn đậm vị.

Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc là 1 món ăn truyền thống của người Tày thường có trong các ngày lễ hội. Món xôi này có 5 màu: đỏ, xanh, màu trắng, tím và vàng tượng trưng cho 5 hành. Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc gồm: Gạo nếp thơm dẻo, hạt đều không lẫn tẻ, trộn với các loại lá cây rừng để nhuộm màu. Màu đỏ dùng quả gấc, lá cơm đỏ. Màu xanh dùng lá gừng, lá cơm xôi xanh, hoặc vỏ bưởi, vỏ măng đắng, đốt lấy tro ngâm với nước có pha chút vôi. Màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu tím dùng lá cơm đen, hoặc lá cây sau…

Xôi ngũ sắc Hà Giang

Cháo ấu tấu

Cháo ấu tẩu là 1 món ăn đặc biệt chỉ có ở Hà Giang. Vì được nấu từ củ ấu tẩu nên loại cháo này có vị bùi, béo và hơi đắng 1 chút. Tuy nhiên vị đắng này hòa quyện với vị ngọt của nước xương, thơm ngậy của trứng lại tạo nên 1 hương vị riêng, lạ miệng. Không chỉ là món ăn, cháo ấu tẩu còn tốt cho sức khỏe, giúp bồi bổ xương khớp và ngủ ngon hơn.

Cháo Ấu Tấu đặc sản của Hà Giang

Cơm Lam Bắc Mê

Cơm lam Bắc Mê là món ăn giản dị của Hà Giang rất được lòng du khách. Hương vị đặc biệt của cơm đến từ mùi thơm gạo nếp nương hòa quyện với mùi lá dong và lá chuối nướng. Thường thì người dân Đồng Văn sẽ ăn cơm lam Bắc Mê cùng với muối lạc hoặc muối vừng, cá suối nướng.

Thắng Cố

Thắng cố là món ăn dân dã, truyền thống lâu đời của người Mông trong các ngày trọng đại. Tại những chợ phiên, nơi bán thắng cô luôn là nơi tập trung đông nhất từ già, trẻ, trai, gái cùng ngồi quây quần bên nhau cùng thưởng thức. Thắng cố nghĩa là canh thịt, món ăn được chế biến từ thịt: bò, trâu, ngựa và cả thịt lợn. Tất cả các bộ phận của con vật, gồm: lòng, tim, gan, phổi, tiết, thịt… đến xương đều được cho vào chảo nước ninh nhừ cùng các loại gia vị như: thảo quả, quế, hồi…

Nồi thắng cố đặc sản Hà Giang

Thắng cố luôn có một mùi đặc trưng ngai ngái của ruột non trâu, bò, dê để nguyên các thứ bên trong thì thắng cố mới ngon đúng vị. Vì vậy nhiều người cũng chỉ dám xem Thắng cố chứ chưa chắc đủ can đảm nếm thử. Nhưng cũng chính bởi cái mùi ngai ngái đó quyện với các gia vị Thảo quả, hoa Hồi, quế… Đã tạo nên một hương vị rất lạ với người vùng xuôi nhưng khi đã ăn một lần thì sẽ muốn ăn tiếp khi có dịp quay lại chợ phiên của các huyện vùng cao Hà Giang.

Ngoài ra Đồng văn còn có câc đặ sản khác như: Thịt trâu, Lạp xưởng gác bếp, Mèn mén, Bánh chưng gù,…

Tham khảo một số tour du lịch Hà Giang xuất phát từ Hà Nội

Smile Travel hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn.

Chúc các bạn có một chuyến trải nghiệm cột cờ Lũng Cú thật vui vẻ và ý nghĩa!

SMILE TRAVEL Co.,LTD
? Văn phòng GD: Số 4 Ngõ 266 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, HN.
? E-mail: info@smiletravel.com.vn ? Tel:  024.66.86.62.87
? Hotline tư vấn 24/7: 0️869 167 868
? Dịch Tour: 0865 283 168 – 0865 238 168
? Dịch Visa:  0988 989 973 – 0865 382 168
? Website: www.smiletravel.com.vn or www.tourduthuyenhalong.vn



Source link