Home Thông tin du lịch Tin tức du lịch Những lễ hội đặc sắc tại tỉnh Bình Phước

Những lễ hội đặc sắc tại tỉnh Bình Phước

2


Loading…

Những lễ hội đặc sắc tại tỉnh Bình Phước

Bình Phước là một tỉnh có nhiều thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống, đa dạng văn hóa vùng miền, phong phú về danh thắng, di tích và có nhiều lễ hội đặc sắc. Vì vậy tại vùng đất này cũng có da dạng các lễ hội của từng dân tộc góp phần làm phong phú lễ hội nơi đây. Nhiều lễ hội phù hợp với thuần phong mỹ tục của người dân địa phương đã phát huy được giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về mặt đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. 

Cùng Smile Travel tìm hiểu về các lễ hội truyền thống tại nơi đây nhé!

Thành phố Đồng Xoài Bình Phước – Việt Nam

1. Lễ hội cầu mưa

Lễ hội cầu mưa được tổ chức ngày 16-2 (âm lịch) hằng năm, đây là nét văn hóa truyền thống của đồng bào S’tiêng, với mong muốn mưa xuống cho một năm mới vụ mùa bội thu, người dân có đời sống tốt hơn năm cũ. Khi chọn được giờ tốt, người có uy tín trong làng cùng những người lớn tuổi sẽ tổ chức cúng để cầu mong điều tốt đẹp. 

Sau khi lễ cầu mưa kết thúc, Hội già làng ấp tổ chức đốt lửa trại, mọi người quây quần bên nhau ăn uống, đánh cồng chiêng, nhảy sạp. Bên cạnh đó, còn có các hoạt động thể thao dành cho thanh niên trong làng như giao lưu đá bóng, đi cà kheo, nhảy bao bố, mang lại một lễ hội cầu mưa với nhiều hoạt động sinh động, giúp đồng bào trong ấp thêm đoàn kết, gắn bó.

Lễ cầu mưa của người S’tiêng

2. Lễ hội miếu Bà Rá

Lễ hội miếu Bà Rá là một lễ hội tín ngưỡng dân gian, đây là nơi thờ cúng tín ngưỡng của nhân dân. Đồng thời là chứng tích về sự xâm lược của thực dân Pháp trên vùng đất Phước Long. Hàng năm, từ ngày mùng 1 đến mùng 4 tháng 3 Âm lịch tổ chức các lễ thay y phục, tắm tượng Bà, lễ rước Bà về, lễ tế Bà, lễ tạ Bà. Thu hút hàng ngàn khách thập phương trong và ngoài tỉnh về đây để tôn vinh, ngưỡng vọng phúc thần Bà Rá. Cầu Quốc thái dân an và dâng hương tri ân các anh hùng liệt sỹ và đồng bào tử nạn qua các thời kỳ tại Nhà tù Bà Rá.

Lê hội Miếu Bà Rá

3. Tết mừng lúa mới của người M’Nông (lễ Cơm mới)

Người M’nông thường chuẩn bị cho tết ngay từ ngày đầu tra hạt rồi chờ lúa chín. Tết được tổ chức ngay tại rẫy, mâm cơm được bày ra để cúng giàng (trời), sau đó mỗi người ra tuốt một nắm lúa bỏ vào trong bồ gọi là “rước lúa về nhà”. Khách khứa sẽ quay ra chúc chủ nhà những câu tốt lành, rồi chủ nhà mời tất cả ngồi quây quần quanh đống lửa ăn uống. Sau khi ăn uống xong, mọi người nổi cồng chiêng, nhảy múa cho tới khuya, có khi tới sáng hôm sau. Lúa thu hoạch được chia làm ba: một phần để ăn, một phần để sắm đồ đạc, một phần dành cho trâu bò cùng những con vật góp công cùng con người làm ra hạt lúa.

Lễ mừng lúa mới của người M’Nông

4. Lễ Tết Chol Chnăm Thmây

Hằng năm, cứ đến trung tuần tháng tư dương lịch, đồng bào Khmer ở Nam bộ tổ chức lễ Chôl Chnăm Thmây, còn gọi là Lễ vào năm mới, (tức là ngày Tết của người Khmer). Theo quan niệm của đồng bào Khmer thì đây là lúc giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa. Giai đoạn này, cây cỏ trở nên tươi tốt và thiên nhiên đầy sức sống. Chính sự đâm chồi nẩy lộc của cây cối mà người Khmer quan niệm là sự khởi đầu của một năm mới, gọi là Chôl Chnăm Thmây. Cùng với Tết cổ truyền của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Tết Chôl Chnăm Thmây của cộng đồng Khmer vẫn còn lưu giữ những phong tục lễ, Tết rất độc đáo. Với họ, tấm lòng kính Phật là một đức tin bất di bất dịch, bởi trong tư duy đơn giản của mọi người, đức Phật từ bi là trên hết. Những ngày này, dù ở bất cứ nơi đâu người dân tộc Khmer luôn hướng về các ngôi chùa, miếu, mái ấm gia đình chuẩn bị đón Tết.

Người dân Khmer tham gia vào lễ Chôl Chnăm Thmây

5. Lễ hội quay đầu trâu mừng lúa mới

Lễ hội quay đầu trâu là lễ hội lâu đời nhất, cũng thường diễn ra vào thời điểm thu hoạch mùa màng xong. Lễ hội được tổ chức để kết bạn giữa dòng họ này với dòng họ khác, giữa làng này với làng khác hoặc mừng chiến thắng, hay vừa thoát khỏi hoạn nạn. Trong chừng mực nào đó, lễ hội quay đầu trâu của người S’tiêng ở Bù Đăng còn là hình thức vay – trả ơn nghĩa với cộng đồng. Thông qua lễ hội, đồng bào S’tiêng còn thể hiện tinh thần đoàn kết, đùm bọc anh em trong cùng dòng họ, hoặc giữa dòng họ này với dòng họ khác (thường là hai bên thông gia) hoặc giữa làng này với làng kia. Ngoài ra, lễ hội còn mang tính khích lệ, động viên các thành viên trong dòng họ, trong làng xóm tích cực lao động, sản xuất. Để có của ăn của để và như vậy mới có điều kiện làm lễ quay đầu trâu mời anh em, họ hàng về ăn mừng.

Lễ hội quay đàu trâu tại Bình Phước

6. Lễ hội đâm trâu mừng được mùa

Đây là lễ hội cổ truyền, có từ lâu đời, diễn ra hàng năm vào thời điểm thu hoạch mùa màng xong (tháng 10-12 âm lịch). Cũng có khi đồng bào tổ chức lễ hội đâm trâu là để mừng chiến thắng, hoặc nhân dịp tết cổ truyền, thoát khỏi hoạn nạn. Lễ hội vừa mang đậm chất sử thi như các dân tộc ở phía Nam dãy Trường Sơn vừa mang dấu ấn riêng “tục quay đầu trâu” của đồng bào S’Tiêng.

Theo bà con nơi đây, khi muốn tổ chức lễ hội đâm trâu, gia chủ phải thông báo nội dung ăn mừng với già làng trước vài ba hôm để già làng xin phép thần linh. Cùng thời điểm này, gia chủ tiến hành thủ tục mời bà con trong sóc đến dự lễ. Trong ngày diễn ra lễ, gia chủ tiến hành trồng cây nêu, chọn vật tế thần là con trâu (tắm trâu sạch sẽ, rồi đem buộc vào cây nêu ở giữa sân chờ khách đến). Phụ nữ giã gạo nấu cháo, nam giới sửa soạn cồng chiêng, rượu cần. Cả khách và chủ đều chuẩn bị nhiều ống lồ ô để uống rượu cần. Già làng, gia chủ, khách ngồi quây quần bên hũ rượu tâm tình, ca hát, kể cho nhau nghe những chuyện đã qua…Lễ hội tưng bừng kéo dài suốt đêm, cho đến khi mặt trời ngày hôm sau mọc lên.

Lễ hội đâm trâu

Ngoài ra còn có các lễ hội khác:

  • Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương
  • Lễ Bỏ Mả
  • Lễ Phật Đản (rằm tháng 4 âm lịch)
  • Lễ cúng Ông Bà hay còn gọi là lễ Dolta (cúng lúa mới)
  • Lễ dâng y Katina (rằm tháng 10)
  • Lễ dâng y Phật
  • Lễ Vu Lan báo hiếu (tháng 7)
  • Lễ Hoa Đăng

Hy vọng rằng, Bình Phước mảnh đất anh hùng, giàu truyền thống cách mạng, giàu bản sắc văn hóa vùng miền, có nhiều di tích văn hóa lịch sử, danh thắng, lễ hội phong phú, đa dạng; con người Bình Phước hiền hòa mến khách trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều du khách trong và ngoài nước đến khám phá, tìm hiểu và hòa cùng các lễ hội đặc sắc nơi đây.

Smile Travel hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn.

Chúc các bạn có một chuyến trải nghiệm chuyến du lịch Bình Phước thật vui vẻ và ý nghĩa!

══════════════════════════
☢️ Chúng tôi chuyên Tour du lịch Trong Nước, Tour du lịch Nước Ngoài, cập nhật tour khởi hành hàng tháng, tour khởi hành hàng ngày, tour du thuyền Hạ Long, Dịch vụ bán vé máy bay, vé tàu hỏa, đặt phòng khách sạn, dịch vụ visa du lịch…. Mọi chi tiết xin liên hệ chúng tôi để được phục vụ ‼️
————————————————–

SMILE TRAVEL Co.,LTD
? Văn phòng GD: Số 4 Ngõ 266 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, HN.
? E-mail: info@smiletravel.com.vn ? Tel:  024.66.86.62.87
? Hotline tư vấn 24/7: 0️869 167 868
? Dịch Tour: 0865 283 168 – 0865 238 168
? Dịch Visa:  0988 989 973 – 0865 382 168
? Website: www.smiletravel.com.vn or www.tourduthuyenhalong.vn

– GPKD Lữ Hành Quốc Tế: 01-1051/TCDL-GP LHQT
– MST: 0106885169





Source link