Home Thông tin du lịch Tin tức du lịch Ngôi chùa biên giới Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc 

Ngôi chùa biên giới Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc 

17


Ngôi chùa linh thiêng vùng biên giới – Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc 

Giới thiệu khái quát về Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc

Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Nơi đây có nền khí hậu mát mẻ quanh năm, có rừng, núi, sông suối trải dài hùng vĩ, thiên nhiên mang nhiều nét hoang sơ. Cùng với những tháng năm lịch sử đã tạo cho vùng đất Cao Bằng những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch… Thác Bản Giốc là một thắng cảnh đẹp và cũng là ranh giới lãnh thổ của Việt Nam và Trung Quốc, ngoài ra ở đây còn có một ngôi Chùa linh thiêng được xây dựng cũng góp phần bảo vệ lãnh thổ của nước ta. Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được coi là ngôi chùa trấn ải vùng biên giới Cao Bằng do nằm ở vị trí có ý nghĩa đặc biệt về an ninh quốc phòng. Bên cạnh việc phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân, ngôi chùa còn có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền của đất nước và là địa điểm tham quan hấp dẫn du khách. 

Toàn cảnh Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc (ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) được khởi công xây dựng vào tháng 6/2013 và khánh thành vào cuối năm 2014. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc thuần Việt trên diện tích 3 ha do UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt. Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc nằm ở vị trí có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng, nên được xem là nơi trấn yểm đắc địa ở vùng biên ải.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Thời điểm lý tưởng để tới tham quan Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc

  • Khí hậu Cao Bằng chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô khéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nếu các bạn có ý định du lịch thác Bản Giốc, Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc thì nên đi vào khoảng tháng 8-9, lúc này thác nhiều nước sẽ rất đẹp. Còn lại các địa điểm bạn nên đi vào mùa khô để thuận tiện đi lại và ngắm cảnh.
  • Nếu thích đi Cao Bằng ngắm hoa, các bạn có thể đi vào tầm cuối năm khoảng tháng 11, lúc này là mùa hoa Tam Giác Mạch (tương đương với mùa hoa Tam Giác Mạch ở Hà Giang)
  • Nếu thích ngắm băng tuyết, các bạn nên đi vào mùa đông (cuối năm trước đến khoảng đầu năm sau), thời điểm này ở phía rừng Phia Oắc nhiệt độ hạ thấp nên rất có thể xảy ra hiện tượng này.

Núi Phia Oắc tuyết bao phủ kín vào mùa đông tại Cao Bằng

Phương tiện di chuyển từ Hà Nội – Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc

Cao Bằng có địa hình tương đối phức tạp. Hệ thống giao thông hiện nay chỉ có đường bộ, gồm bốn tuyến quốc lộ: 3, 4A, 34 và 4C trong đó có quốc lộ 3 và quốc lộ 4 đã được cải tạo, nâng cấp. Các bạn có thể tới động Ngườm Ngao bằng những cách dưới đây

Phương tiện cá nhân (ô tô hoặc xe máy)

  • Đi từ Hà Nội theo hướng Quốc lộ 3 qua Thái Nguyên, Bắc Kạn. Đi đường này các bạn có thể kết hợp du lịch Thái Nguyên hoặc du lịch Bắc Kạn, đặc biệt là có thể kết hợp đi du lịch Hồ Ba Bể.
  • Đi từ Hà Nội theo hướng Quốc lộ 4 đi Lạng Sơn, kết hợp ghé qua du lịch Mẫu Sơn rồi đi theo hướng Đông Khê, Thất Khê để sang Cao Bằng.

Phương tiện công cộng

  • Nếu không muốn chạy xe máy, từ Hà Nội các bạn có thể đi xe khách giường nằm tới Cao Bằng, xe chạy hàng ngày tại bến xe Mỹ Đình và mất khoảng 8h để lên tới Tp Cao Bằng. Tại đây các bạn có thể thuê xe máy để tiếp tục khám phá Cao Bằng. Tỉnh Cao Bằng đã sắp xếp tuyến xe bus riêng đưa du khách từ thành phố Cao Bằng về tham quan Chùa rất thuận tiện.

Phượt Cao Bằng bằng xe máy

Những địa điểm lưu trú tại Cao Bằng

Khu vực Thác Bản Giốc hiện cũng có khá nhiều người dân cung cấp dịch vụ homestay phục vụ du khách, bao gồm cả dịch vụ lưu trú và phục vụ ăn uống. Nếu tới đây muốn tìm hiểu văn hóa người dân bản địa, các bạn có thể lựa chọn ở homestay, rất hợp lý. Sau đây Smile Travel cập nhật một số nhà nghỉ, khách sạn được đánh giá tốt để bạn tham khảo:

  • HOMESTAY Yen Nhi Homestay
    Địa chỉ: Thác Bản Giốc, Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng
  • HOMESTAY Ngườm Ngao Bản Giốc Homestay
    Địa chỉ: Làng đá Khuổi Ky, Đàm Thuỷ, Trùng Khánh, Cao Bằng
  • HOMESTAY Hoàng Công Homestay
    Địa chỉ: Làng đá Khuổi Ky, Đàm Thuỷ, Trùng Khánh, Cao Bằng
  • HOMESTAY Minh Khang Homestay
    Địa chỉ: Thác Bản Giốc, Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng
  • HOMESTAY Trường Giang Homestay Ban Gioc
    Địa chỉ: Đường vào động Ngườm Ngao, Đàm Thuỷ, Trùng Khánh, Cao Bằng

Ngườm Ngao Bản Giốc Homestay

Giá vé tham Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc

  • Không mất phí tham quan

 

Tham quan Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc

Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc được kết nối với nhau từ gỗ lim, mái đao và mái ngói truyền thống. Chùa gồm các hạng mục chính: Cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống, bia đá và tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, đền thờ các anh hùng dân tộc, Nam Việt Triệu Tổ Hùng Vương các đời, nhà khách cùng các hạng mục cảnh quan phụ trợ.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc Cao Bằng

Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam – Trụ trì chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc cho biết: Kinh phí để xây dựng ngôi chùa tính tới thời điểm công trình hoàn thành là khoảng gần 38 tỷ đồng. Nguồn kinh phí chủ yếu từ nguồn xã hội hóa do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam huy động, các Tập đoàn và các Nhà hảo tâm đóng góp và tài trợ. Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc được xây dựng nguy nga và khang trang trên ngọn núi Phia Nhằm, thuộc bản Giốc, xã Đàm Thủy, cách thác Bản Giốc khoảng 500m. Vào tham quan, vãng cảnh ngôi chùa, du khách sẽ được chiêm bái các pho tượng được những nghệ nhân chế tác, chạm khắc rất tinh xảo, sống động. Từ trên chùa có thể nhìn bao quát được toàn bộ Thác Bản Giốc và một vùng không gian rộng lớn phía dưới.

Khung cảnh từ Chùa Phật Tích Phúc Lâm Bản Giốc

Chùa tựa lưng vào núi, phía trước là một không gian rộng lớn, có đồng ruộng bát ngát, núi non và rừng cây xanh ngút ngàn. Tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình, nên thơ, hùng vĩ và thanh bình.Nằm trên sườn núi cao nên từ chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc nhìn xuống, du khách sẽ được thu vào tầm mắt khung thiên nhiên vừa kỳ ảo, vừa thơ mộng của nơi đây. Và đặc biệt, du khách được ngắm thác Bản Giốc – quần thể những dòng thác kỳ vĩ nhất Việt Nam.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc Cao Bằng

Đối với người dân nơi đây, từ khi có chùa, đời sống tâm linh ngày càng được chứng minh, nhất là việc đoàn kết để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc cũng là địa chỉ giao thoa, thể hiện tình hữu nghị giữa hai nền văn hóa tâm linh Việt – Trung. Chùa Phật tích Trúc lâm Bản Giốc là công trình thiết thực, phục vụ nhu cầu tôn giáo tâm linh và có tầm quan trọng trong việc phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc thành Khu du lịch trọng điểm Quốc gia. Việc khánh thành ngôi chùa tại nơi biên cương sẽ là điểm đến du lịch tâm linh và đẩy mạnh phát triển du lịch của địa phương.

Du khách tới tham quan và lễ bái tại chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc

Đặc sản không nên bỏ lỡ tại Cao Bằng

Bánh coóng phù (Bánh trôi)

Coóng phù được làm từ gạo nếp ngon lẫn một ít gạo tẻ. Nhân bánh là lạc rang giã nhỏ, có thể trộn thêm đường và hạt vừng. Những viên coóng phù thường có màu trắng tinh, nhiều người trộn bột với gấc hoặc ngâm gạo với lá cẩm, lá dứa để tạo thêm màu sắc mới lạ, vị và mùi thơm khác nhau. Hoàn toàn không có chất tạo màu tạo mùi hóa học.

Bánh Coóng Phù

Bánh cuốn

Bánh cuốn không là món ăn xa lạ với người miền Bắc nhưng người dân Cao Bằng có cách ‘thưởng’ bánh rất riêng, độc đáo so với tất cả các vùng miền khác. Bánh cuốn Cao Bằng đặc biệt nhất ở nước dùng. Không như người Hà Nội, Hà Nam chấm bánh vào nước mắm gia giảm chua ngọt, người Cao Bằng nhúng bánh cuốn trong thứ nước dùng ninh từ xương ngọt ngào.Khi ăn, thực khách cảm nhận vị ngọt xương hầm hòa quyện với hương vị hành, vị thơm của thịt phi hành, vị dai của bánh trong nước dùng. Nhiều du khách phương xa lần đầu tiên ăn bánh cuốn với canh cảm thấy thật lạ lẫm nhưng khi thưởng thức ai cũng khen ngon bởi vị đậm đà, tinh tế khác xa so với nơi khác.

Bánh cuốn Cao Bằng

Bánh trứng kiến (Pẻng Rày)

Nguyên liệu chính để làm nên món bánh này chính là trứng non của kiến làm nhân bánh, bột nếp nương và lá non của cây vả bọc bên ngoài. Loại bánh này thường chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định cuối tháng 4 và tháng 5 hằng năm bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng.

Bánh trứng kiến

Phở chua

Phở chua là đặc sản của vùng đất Cao Bằng với nhiều gia vị, thành phần như: thịt ba chỉ rán giòn màu vàng sậm đẹp mắt, khoai tầu (củ to, bở và ngọt chỉ có ở tỉnh Bắc Cạn và Cao Bằng) được cắt sợi chiên giòn, gan lợn cắt mỏng, dạ dày lợn được làm sạch sau đó luộc qua rồi mới đem rán, thịt vịt quay béo tròn, trong bụng tẩm ướp các loại gia vị và đặc biệt không thể thiếu hương vị của lá móc mật. Bánh phở Cao Bằng thơm, dai, khó lẫn với những địa phương khác vì được làm từ gạo Cao Bằng ngọt mà dẻo. Ngoài các nguyên liệu trên, phở chua còn ăn kèm với đậu phộng, rau thơm, húng, mùi, dưa chuột cắt mỏng.

Phở chua đặc sản Cao Bằng

Một số loại đặc sản tại Cao Bằng mà bạn nên thưởng thức như: Bánh áp chao, Vịt quay 7 vị, Lợn sữa quay, Bò gác bếp, Xôi trám Cao Bằng, cá chiên sông Gâm, quả mắc mật,….

Tham khảo một số tour du lịch Cao Bằng xuất phát từ Hà Nội

Smile Travel hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn.

Chúc các bạn có một chuyến trải nghiệm Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc thật vui vẻ và ý nghĩa!

SMILE TRAVEL Co.,LTD
? Văn phòng GD: Số 4 Ngõ 266 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, HN.
? E-mail: info@smiletravel.com.vn ? Tel:  024.66.86.62.87
? Hotline tư vấn 24/7: 0️869 167 868
? Dịch Tour: 0865 283 168 – 0865 238 168
? Dịch Visa:  0988 989 973 – 0865 382 168
? Website: www.smiletravel.com.vn or www.tourduthuyenhalong.vn



Source link