Home Thông tin du lịch Tin tức du lịch Lễ hội Cầu Ngư đặc sắc tại Quảng Bình

Lễ hội Cầu Ngư đặc sắc tại Quảng Bình

19


Lễ hội Cầu Ngư tại Quảng Bình

Loading…

LỄ HỘI CẦU NGƯ QUẢNG BÌNH ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA

Đối với cư dân vùng biển miền trung, trong đó có Quảng Bình, cầu ngư là hoạt động văn hóa dân gian, là tín ngưỡng tâm linh gắn liền công việc, sinh hoạt của ngư dân. Được trao truyền và tiếp nối qua nhiều thế hệ, lễ hội cầu ngư hằng năm diễn ra với niềm tin và sự kỳ vọng vào một mùa biển bội thu. Với ý nghĩa đó, vào ngày 30/10/2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định công nhận lễ hội cầu ngư của người dân vùng biển thuộc các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn và TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Cầu Ngư Quảng Bình được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Cầu Ngư Quảng Bình được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội thường được ngư dân các làng biển tổ chức vào dịp tháng Giêng (âm lịch) nhằm tưởng nhớ ơn đức của cá Ông, cá Bà, mong cho trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, nhiều tôm cá để người dân ấm no. Lễ hội Cầu ngư còn cầu mùa, cầu phúc, cầu thiện, cầu an, cầu lành, cầu cho thiên nhiên thuận hòa, đất nước thanh bình, làng xã yên vui, nhà nhà hạnh phúc.

Lễ hội “Cầu ngư” của mỗi làng biển Quảng Bình có thể khác nhau về quy mô, thời gian và chứa đựng những giá trị độc đáo riêng, nhưng điểm chung nhất là hoạt động tín ngưỡng mang tính cộng đồng, tạo nên sức sống trường tồn trong suốt chiều dài lịch sử. Sức sống ấy không chỉ thể hiện ở khát vọng ra khơi thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang, mà còn là nét đẹp về đời sống tinh thần phong phú, giàu giá trị nhân văn.

So với các tỉnh, thành khác, lễ hội “Cầu ngư” ở làng biển Quảng Bình tích hợp nhiều hình thức nghệ thuật truyền thống, diễn xướng dân gian, mang bản sắc và đặc trưng riêng. Cụ Lê Thanh Tùy (70 tuổi), người chứng kiến lễ hội “Cầu ngư” của làng Cảnh Dương (Quảng Trạch) qua các thời kỳ lịch sử tự hào cho biết, mỗi giai đoạn do điều kiện khác nhau mà lễ hội diễn ra lớn hay nhỏ, song việc tổ chức lễ hội “Cầu ngư” được lưu truyền từ đời này sang đời khác, trở thành bản sắc của làng.

Đặc biệt, lễ rước kiệu Thành hoàng tại đình thờ tổ và nghi lễ đọc văn tế Thần Ngư ở Linh Ngư miếu luôn là phần độc đáo nhất trong lễ hội “Cầu ngư” Cảnh Dương. Đội hình rước kiệu gần ba, bốn trăm người trong những bộ trang phục truyền thống đẹp mắt. Cùng với đó, cảnh cờ, lọng, kiệu, hoa… và mô hình con thuyền, cùng đoàn lân sư rồng đã mang đến không khí lễ hội sôi động.

Tiếng trống, tiếng chiêng liên hồi như thúc giục, thu hút mọi người cùng tham gia vào đoàn. Ấn tượng nhất là màn chèo cạn – hò khoan được kết hợp từ lời ca, giai điệu của những làn điệu mượt mà, trữ tình (gồm mái ba, mái nện, hò khoan) hòa với nhạc đệm, tiếng phách, tiếng nhịp và chèo cạn duyên dáng, uyển chuyển của các thôn nữ, tạo nên buổi tổng hòa các thể loại ca-múa-hát say đắm lòng người…

Nghi lễ hò chèo cạn không thể thiếu trong lễ Cầu Ngư

Nghi lễ hò chèo cạn không thể thiếu trong lễ Cầu Ngư

Nghệ nhân dân gian Võ Anh Tý (68 tuổi, Bảo Ninh TP. Đồng Hới) chia sẻ, bao đời nay, dân làng biển Bảo Ninh truyền miệng câu ca: “Bao giờ cho đến tháng tư/Làng ta mở hội cầu ngư rộn ràng/Trước thì vui xóm vui làng/Sau là cầu nguyện mùa màng bội thu”. “Cầu ngư” của Bảo Ninh nhất định phải có múa bông, chèo cạn và hội thi bơi trải, nét đặc sắc không thể thiếu trong lễ hội làm nên những giá trị văn hóa truyền thống khó có nơi nào có được.

Về với “Cầu ngư” của Nhân Trạch (Bố Trạch), du khách bắt gặp điệu múa chạy chữ (hay múa động đăng), tạo nét vô cùng “lạ” cho lễ hội vùng quê ven biển này. Đây là hình thức múa tập thể, các thành viên cầm đèn bông vừa múa, vừa sắp xếp thành các chữ Hán “thiên-hạ-thái-bình”, “cầu ngư-đắc lợi”… nhằm cầu chúc cho cả “thiên hạ”, đất nước được yên bình, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Điệu múa cổ đòi hỏi người múa phải rất dẻo dai, linh hoạt trong động tác di chuyển, kết hợp và ăn nhập với âm nhạc từ các nhạc cụ dân tộc, như: kèn, sanh tiền, xập xèng, trống…

Lễ Cầu Ngư

Lễ Cầu Ngư

Sau nghi lễ là các hoạt động phần hội, như: vui chơi, thể thao, văn nghệ. Bên cạnh các trò chơi dân gian mang tính truyền thống, như: lắc thúng, đua thuyền, thi đan lưới,… còn có thêm các hoạt động mới, như: bóng đá bãi biển, hội thi ẩm thực.

Lễ hội Cầu Ngư tại Quảng Bình

Lễ hội Cầu Ngư tại Quảng Bình

Các hoạt động vui chơi cộng đồng này đã thu hút được sự quan tâm và cổ vũ của nhân dân, tạo nên mối đoàn kết, gắn bó không chỉ giữa những người cùng nghề biển, mà còn với các thành phần nghề nghiệp khác trong vùng.

Lễ hội Cầu ngư Quảng Bình có mặt trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là một sự kiện văn hóa quan trọng của tỉnh Quảng Bình mà còn là động lực thúc đẩy ngành du lịch Quảng Bình tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.


THAM KHẢO THÊM CÁC MON ĂN NGON TẠI QUẢNG BÌNH TẠI ĐÂY

BẢN ĐỒ DU LỊCH QUẢNG BÌNH TẠI ĐÂY

══════════════════════════
☢️ Chúng tôi chuyên Tour du lịch Trong Nước, Tour du lịch Nước Ngoài, cập nhật tour khởi hành hàng tháng, tour khởi hành hàng ngày, tour du thuyền Hạ Long, Dịch vụ bán vé máy bay, vé tàu hỏa, đặt phòng khách sạn, dịch vụ visa du lịch…. Mọi chi tiết xin liên hệ chúng tôi để được phục vụ ‼️
————————————————–

SMILE TRAVEL Co.,LTD
? Văn phòng GD: Số 4 Ngõ 266 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, HN.
? E-mail: info@smiletravel.com.vn ? Tel:  024.66.86.62.87
? Hotline tư vấn 24/7: 0️869 167 868
? Dịch Tour: 0865 283 168 – 0865 238 168
? Dịch Visa:  0988 989 973 – 0865 382 168
? Website: www.smiletravel.com.vn or www.tourduthuyenhalong.vn

– GPKD Lữ Hành Quốc Tế: 01-1051/TCDL-GP LHQT
– MST: 0106885169





Source link